Phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản gây ra chứng ợ nóng, ở chua khiến kém ăn, khó chịu. Bà bầu bị ợ nóng nên ăn: đu đủ chín, uống nước dừa, giấm tạo, trà mật ong vs sữa kết hợp với chia nhỏ bửa ăn thì chứng ợ nóng sẽ cải thiện rỏ rệt.
Vì sao bà bầu bị ợ nóng, ợ chua?
Ợ nóng là tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, thường xảy ra khi bà bầu nằm, ho, rặn đi ngoài hay khiêng một vật nặng… Ợ nóng xảy ra trong thời gian đầu thai kỳ thường là do cơ vòng ở cổ dạ dày bị giãn do ảnh hưởng của progesterone, làm cho dịch vị của dạ dày tràn lên thực quản tạo cảm giác nóng. Thời gian sau này, do thai nhi lớn dần ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trở lại thực quản.
Ngoài ra, trong thời gian bầu bí, hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến các loại thức ăn có khuynh hướng di chuyển một cách từ từ và quá trình tiêu hóa cũng diễn ra rất chậm gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu, cảm giác ọc ạch trong dạ dày. Triệu chứng này sẽ càng nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.
Chứng ợ nóng còn “hành hạ” bà bầu nếu chị em ăn quá nhiều trong một bữa ăn, dùng các loại thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, có độ béo cao, ăn món mặn, hay uống các loại nước nhiều axit như nước ép cam, quýt…. Thậm chí khi đi ngủ hoặc nằm nghỉ trước 30 phút sau khi ăn cũng có thể gây nên tình trạng này.
Ợ nóng khi mang thai tháng cuối nên ăn gì?
Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, nhiều loại thực phẩm còn là phương thuốc giúp bà bầu “đánh bay” chứng ợ nóng khá thành công.
Trị ợ nóng bằng sữa vs mật ong
Bằng cách pha một ít mật ong vào một cốc sữa ấm, bạn đã có ngay một loại thức uống vừa giúp chữa chứng mất ngủ vừa giảm rõ rệt tình trạng ợ nóng khi bầu bí. Ngoài tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, mật ong còn giúp bà bầu giảm mệt mỏi, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, giảm chứng cao huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu v.v…Tuy nhiên, để an toàn khi sử dụng, bà bầu phải dùng loại mật ong đã qua tiệt trùng và có nguồn gốc rõ ràng.
Uống nước dừa tươi
Nước mát từ loại quả đặc trưng của miền nhiệt đới này là một chất trung hòa axit tự nhiên, do đó có thể giúp bà bầu ngăn chặn ngay chứng ợ nóng một cách dễ dàng. Ngoài ra nước dừa còn giúp giảm tình trạng táo bón, đầy hơi, cải thiện chức năng đường ruột, các vấn đề tiêu hóa như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày. Nước dừa cũng rất giàu axit lauric khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành monolaurin, có tác dụng chống lại virus, vi khuẩn, kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể cho mẹ bầu và thai nhi khỏi các bệnh viêm nhiễm, tăng cường hệ miễn dịch; là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu, giảm nguy cơ sỏi thận v.v… Để phát huy tác dụng chống ợ nóng từ nước dừa, chị em chỉ nên dùng 1 quả mỗi ngày và không uống vào buổi tối.
Ăn đu đủ chín
Không chỉ là loại trái cây bổ dưỡng chứa nhiều vitamin A, B, C, axit hữu cơ, canxi, phốt pho, magie, sắt, kali và chất xơ…, đu đủ còn chứa một loại enzyme tự nhiên làm giảm chứng ợ nóng. Đồng thời, protease trong đu đủ còn giúp phân giải protein khó tiêu hóa trong đường ruột, cùng với việc cung cấp chất xơ dồi dào, giúp bà bầu phòng tránh và giảm chứng táo bón trong suốt thai kỳ. Để giảm ợ nóng và táo bón, đầy hơi, bà bầu nên ăn đu đủ chín 2 – 3 bữa mỗi tuần.
Trà, dầu từ cây thì là
Đây là loại dược thảo chứa nhiều khoáng chất fennel, vitamin C, B3, chất xơ, mangan, kali, magie, canxi… giúp kháng khuẩn và rất hữu ích cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, hỗn hợp từ hạt và lá thì là khô có thể loại bỏ cơn đau bụng và kích thích tiêu hóa, chống lại vi khuẩn đường ruột, vì vậy cũng góp phần hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng ợ nóng ở bà bầu. Chất xơ trong thì là còn giúp ngăn ngừa ung thư đường ruột, loại bỏ độc tố trong ruột… Tuy nhiên, do trong thì là có chứa số lượng lớn chất kích thích tử cung, nên bà bầu không dùng nhiều dầu hay trà từ cây thì là, mà chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ trong bữa ăn vì khi đó sẽ không gây ra tác dụng phụ.
Chữa ợ nóng bằng giấm táo
Theo chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu Aela Mass, dùng giấm táo sẽ giúp dạ dày giảm tiết dịch axit, nhờ đó chứng ợ nóng cũng thuyên giảm. Ngoài tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm ợ nóng, giấm táo còn giảm mệt mỏi sau tập luyện thể lực, giảm tiêu chảy, làm dịu các cơn co thắt ruột, điều trị chứng ăn khó tiêu, chuột rút khi bầu bí, chữa nghẹt mũi và viêm họng. Bà bầu có thể dùng giấm táo bằng cách hòa 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước ấm, uống 30 phút trước khi ăn tối.
Hạt hạnh nhân
Các loại dầu tìm thấy trong hạt hạnh nhân được cho là có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và làm dịu các triệu chứng ợ nóng. Một điểm cộng thêm cho loại hạt này là chúng rất giàu canxi, protein, axit folic rất tốt cho thai nhi. Chưa kể công dụng hiệu quả trong việc cân bằng cholesterol, hỗ trợ tốt cho khả năng vận động của tim, điều hòa huyết áp, chống táo bón và phòng ngừa sỏi mật, tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.
– Các thực phẩm lên men như dưa bắp cải, dưa chua, kim chi hay nấm tuyết Tây Tạng (Kefir) có tác dụng giảm chứng ợ nóng rất hiệu quả, thông qua việc cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bà bầu.
Ngoài các loại thức ăn vừa nêu trên, bà bầu phương Tây còn ngăn chặn tình trạng ợ nóng bằng nhiều mẹo nhỏ, đơn giản mà hiệu quả như ăn ít và ăn nhiều lần trong ngày để giữ cho dạ dày không quá đầy; loại bỏ những thực phẩm gây kích thích như trái cây mang tính axit (cam, quýt, cà chua, mơ…), các món nướng, thức ăn cay, sô cô la, cà phê, đồ uống có gas…; tăng cường các loại thức ăn lỏng như súp, cháo, sữa chua… giảm tình trạng khó tiêu do các loại thực phẩm ở dạng lỏng sẽ di chuyển qua dạ dày nhanh hơn; kê nhiều gối khi ngủ hay dùng một ly sữa trước giờ ngủ để giúp trung hòa axit trong dạ dày…
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.