Nguyên tắc cho ăn dặm của người Nhật là từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán…
Cho trẻ ăn dặm đúng cách thế nào đúng?
Chọn lựa cho con ăn dặm theo phương pháp của các bà mẹ Nhật nhưng với kiến thức dinh dưỡng abc của mẹ thì việc nấu ăn cho con quả là vất vả và gian nan. Điều khiến mẹ suy nghĩ nhiều nhất là làm thế nào để bữa ăn của con đủ dinh dưỡng. Mẹ không mong muốn thành bác sĩ dinh dưỡng tại gia, chỉ với mong muốn cả nhà có sức khỏe, dẻo dai… thông qua những món ăn mẹ nấu.
Giúp mẹ hiểu rõ hơn về dinh dưỡng là mấy cuốn sách tiếng Nhật chi chít chữ và loằng ngoằng. Sau khi đọc, mẹ vỡ ra nhiều điều mà trước đây mẹ không hề biết. Cơ bản nhất là những thực phẩm cho bé con. Vàng, xanh, đỏ là những màu sắc cơ bản, mà cũng là cách đơn giản nhất để mẹ hiểu hơn về thực phẩm và dinh dưỡng.
- Vàng: tượng trưng cho nhóm năng lượng (エネルギー源) bao gồm các loại tinh bột như: gạo, bánh mỳ, các loại khoai và cả chuối nữa… Trong các thực phẩm này đều có chất đường (糖質) giúp cho não phát triển. Người Nhật đã chứng minh, nếu bữa sáng có nhiều chất đường thì khả năng làm việc linh hoạt và dẻo dai hơn, vì thế nên người Nhật ăn cơm trắng vào buổi sáng nhiều hơn là bánh mỳ, miến…
- Xanh: tượng trưng cho nhóm vitamin và khoáng chất (ビタミンとミネラル源): bao gồm các loại rau, hoa quả, các loại thực phẩm từ tảo biển…Nhóm này bổ sung các chất cho cơ thể, giúp chống lại bệnh tật.
- Đỏ: tượng trưng cho nhóm chất đạm và chất béo (タンパク質源): bao gồm các loại thịt cá, đậu, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc… Nhóm này giúp con người trưởng thành, phát triển cơ, da, tốt cho máu và giúp tăng cường các hoocmon thần kinh…
Cơ bản là thế, thế mà nhiều cái đơn giản làm mẹ rất ngạc nhiên, ví dụ trong nhóm vàng lại có chuối, thế thì hóa ra ăn 1 quả chuối cũng tương đương với ăn từng nào đó cơm? Hay là ăn khoai thay cơm cũng ok? Hay từ trước mẹ cứ tưởng khoai là nhóm vitamin, hay đậu cũng thuộc nhóm vitamin (vì người ta hay ăn chay bằng đậu mà)…
Có tí kiến thức trong tay, mẹ cố gắng áp dụng vào bữa ăn của Aichan, sao cho 1 bữa của con có cả ‘vàng, xanh, đỏ’. Khi chưa đọc sách, có ngày mẹ cho Aichan ăn cơm với khoai… toàn nhóm năng lượng, nên kết quả là output của Aichan hôm sau đó là ‘zero’. Từ lúc mẹ áp dụng nguyên tắc ‘vàng, xanh đỏ’… output của Aichan đều đều, ngày 1 lần, chả phải lo lắng. Lúc nào không thấy output, mẹ lại tăng nhóm xanh nhiều hơn nhóm vàng, hoặc cho con ăn các loại nhuận tràng như: chuối, khoai lang… thế là lại ngon lành.
Hướng dẫn cho con ăn dặm kiểu Nhật dinh dưỡng và tốt nhất
Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.
Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm. Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo.
1/ Thời gian biểu ăn dặm kiểu Nhật
- Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày
- Thời gian ăn: 10h sáng và 5h chiều
- Đạm: 10-15g (trứng: cả lòng đỏ; đậu phụ 40-50g; sản phẩm sữa bò: 85-100g; thịt lườn gà; cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
- Cháo tỉ lệ 1:7 (10g gạo với 70ml nước): 40-80g
- Rau: 25g (dưa chuột, nấm các loại)
- Tinh bột: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch
- Đạm: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), thịt ức gà, cá thịt đỏ (cá hồi). Nhóm vitamin: xà lách, ớt chuông, rau dền.
- Chất xơ: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.
2/ Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi
10h sáng: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
- Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
- Súp bí đỏ thịt gà + sữa chua
- Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu
- Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
- Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua
- Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
- Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
- Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5h chiều: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
- Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viê
- Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm
- Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
- Cháo trắng + cá hồi + rau ngót
- Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
- Súp khoai tây cá hồi + susu luộc
- Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
- Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.
Bên trên là thực đơn gợi ý thực đơn cho bé 6- 7 tháng tuổi tập ăn dặm kiểu Nhật với đầy đủ theo phân loại màu: cần ăn, nên ăn và không nên ăn. Tùy vào khẩu vị của từng bé mà mẹ có thể xoay vòng thực đơn sau cho hợp lý, dinh dưỡng nhất nhé! Chúc mẹ thành công.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.