Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết mà các mẹ nên làm thường xuyên để phòng những bệnh như đẹn miệng, nấm miệng, tưa lưỡi… Dưới đây là một số mẹo giúp rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh theo phương pháp dân gian để mẹ có thể tham khảo.
Vì sao cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh thường hay có cặn sữa màu trắng bám ở trên lưỡi. Vì thế nếu không làm sạch sẽ khiến trẻ khó chịu và lười bú. Vì vậy từ khi sinh ra cho đến 1 tuổi các trẻ cần phải rơ lưỡi như việc chúng ta đánh răng hằng ngày. Nếu mẹ không thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ lâu ngày sẽ xuất hiện nấm miệng, đẹn,… khiến trẻ lười bú, quấy khóc.
Tuy nhiên, không phải bất kì bà mẹ nào cũng biết cách rơ lưỡi cho trẻ, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm.
Rơ lưỡi cho bé nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải dễ thực hiện đâu nhé. Nếu rơ lưỡi không đúng cách vô tình mẹ sẽ vô tình làm đau, tổn thương vùng lưỡi của trẻ dễ làm vi khuẩn xâm nhập, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học
Bước 1: Mẹ hãy rửa sạch tay trước khi rơ lưỡi cho trẻ và chuẩn bị một bát nước ấm hoặc dùng nước muối sinh lý 0,8 – 0,9 độ.
Bước 2: Dùng miếng gạc cuốn vào ngón tay mẹ rồi chấm vào bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý để miếng gạc được mềm.
Bước 3: Một tay bế trẻ trên tay, còn ngón tay bên kia đặt miếng gạc vào miệng bé.
Bước 4: Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lưỡi đến vòm miệng.
Mẹ cần chú ý rơ lưỡi cho trẻ một cách nhẹ nhàng để không làm cho trẻ đau nhé. Bên cạnh cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, mẹ còn thể áp dụng các kinh nghiệm dân gian khác như rơ lưỡi cho trẻ bằng lá ngót, lá hẹ,…
Mẹo dân gian giúp mẹ rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
1. Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá ngót
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Một miếng gạc sạch đã được thanh trùng (các mẹ mua ở nhà thuốc)
- Nắm lá ngót
- 1 bát nước
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá ngót ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra để cho ráo.
Bước 2: Đun sôi lá ngót khoảng 3 phút, vớt ra giã nhỏ chắt lấy nước.
Bước 3: Mẹ rửa tay sạch trước khi rơ lưỡi cho trẻ. Luồn miếng gạc vào ngón tay trỏ rồi chấm vào bát nước lá rau ngót.
Bước 5: Một tay bế bé lên tay, tay kia dùng miếng gạc đặt vào miệng trẻ. Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi rơ lưỡi nhẹ nhàng.
2. Rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ
Chỉ cần rửa sạch lá hẹ rồi giã nhỏ cho thêm ít nước sôi vào khuấy đều, chắt nước. Sau đó, tương tự các bước thực hiện ở trên, mẹ hãy dùng nước đó rơ lưỡi cho bé 2 lần mỗi ngày. Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn và làm sạch mảng trắng bám ở lưỡi của trẻ.
Các lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ mẹ cần phải biết
Rơ lưỡi cho trẻ là việc cần thiết mà mẹ cần thực hiện cho trẻ mỗi ngày, tuy nhiên cần phải lưu ý một số điều sau:
- Nước ấm rơ lưỡi cần tuyệt trùng 100 độ C.
- Miếng gạc dùng một lần, phải được sát khuẩn.
- Rơ lưỡi cho trẻ một cách nhẹ nhàng.
- Phải bế trẻ trên tay, không nên để trẻ nằm ngửa
- Không dùng các loại kem sát khuẩn vào miệng trẻ.
Trên đây là hướng dẫn về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn khoa học để mẹ có thể tham khảo áp dụng cho bé nhà mình. Chúc các mẹ thành công!