Nhận biết trẻ bị viêm họng cấp vào mùa lạnh, thời tiết thanh đổi qua các biểu hiện: sổ mũi, hắt hơi, sốt cao, họng sưng đỏ, ho khan, thở khò khè và phải thở bằng mũi.
5 dấu hiệu trẻ bị đau họng dễ gặp nhất
Xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay
Theo các bác sĩ thì đây là những triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Nó giống các dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác khi bé gặp các triệu chứng như vậy thì các mẹ nên đưa bé đến ngay các trung tâm y tế để được khám và điều trị.
Bé bị nghẹt mũi, sốt cao, lười ăn, quấy khóc
Từ 1-2 ngày tiếp theo, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C. Sốt cao sẽ làm cho trẻ có hiện tượng ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém gây mệt mỏi kéo dài.
Hạch cổ sưng đau
Trong một số trường hợp, trẻ sẽ có hiện tượng sưng hạch ở cổ – đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể phản ứng với bệnh nên các bậc phụ huynh cũng nên đặc biệt chú ý khi trẻ kêu đau ở vùng cổ họng hay nuốt nước bọt thấy khó chịu.
Đau rát họng, ho khan – những biểu hiện tiêu biểu nhất
Khi bệnh mới xuất hiện ở giai đoạn đầu trẻ sẽ có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn. Cảm giác này lan lên cả tai và đau nhói khi nuốt. Trẻ bị đau ngứa tại cổ họng dẫn đến hiện tượng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng.
Trẻ bị khó thở và phải thở bằng mũi
Đối với trẻ khi bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi, trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng. Bởi do trẻ không thể thở được bằng mũi mà đã vào cơ thể sẽ khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn – đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập.
Làm sao để giảm đau cho bé?
- Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu cổ họng bị đau. Mật ong được biết đến là phương thuốc điều trị bệnh viêm họng, tuy nhiên chỉ dùng các loại chế biến từ mật ong cho trẻ trên 1 tuổi. Bé cần được uống nhiều nước, uống nhiều nước lọc hoặc có thể thay thế bằng nước trái cây.
- Khi thử những biện pháp trên mà trẻ vẫn đau học, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.
Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
- Đưa trẻ đi khám ngay nếu có các dấu hiệu sốt. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi mức độ nghiêm trọng là 38 độ C, với trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi là 38,3 độ và với trẻ trên 6 tháng tuổi là sốt trên 39 độ
- Nếu bị đau ở khoang miệng một cách bất thường. Cổ học sưng ( tấy ) đỏ, bé không mở được miệng to, hơi thể khó, kém bú kém ăn, quấy khóc liên tục. Rất có thể trẻ đã nuốt phải dị vật. Trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viên ngay.
- Khi trẻ bị nhiễm khuẩn cổ họng đến mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì. Đây là một trường hợp hiếm gặp. Bé sẽ có các biểu hiện như khó thở, sốt cao và chảy nước dãi liên tục. Trường hợp này cha mẹ không cần phải cố ép bé mở to miệng để kiểm tra, hay khi thấy trẻ không ăn thì ép ăn nặng nề hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm không trì hoãn – Không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
- Bệnh viêm họng trẻ em có cơ chế tự khỏi trong vòng vài ngày đến một tuần. Vì hệ miễn dịch của trẻ có thể “chiến đấu” được. Nếu dùng thuốc kháng sinh, bé có thể khỏi rất nhanh. Tuy nhiên như vậy sẽ không tạo điều kiện để hệ miễn dịch ở trẻ phát triển. Tóm lại, trước khi dùng kháng sinh cho trẻ, phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu bác sĩ kê đơn, trẻ cần được uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng.
Để phòng tránh việc trẻ em hay bị viêm họng, bố mẹ cần chủ động không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. khói than tổ ong, bụi bẩn, không khí ô nhiễm, lông chó mèo, phấn hoa…. Nếu bố mẹ giữ được môi trường không khí bé thở được trong lành sẽ chẳng lo bé bị mắc bệnh gì về đường hô hấp cả!