Trị hăm cổ, mẫn đỏ, loét da bằng dầu dừa, gạc lạnh hoặc dùng kem bôi đặc trị kết hợp với giữ trẻ thoáng mát, vệ sinh mặc quần áo mỏng, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước nếu còn đang cho bé bú bình sau 2-3 ngày tình trạng sẽ được cải thiện rỏ rệt.
Vì sao trẻ dễ bị hăm cổ, nổi mẫn đổ ở quanh vùng cổ?
Làn da non nớt và mềm mại của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn hại. Tuy nhiên vùng cổ là nơi dễ bị hăm nhất. Có nhiều yếu tố dẫn đến kết quả này. Đó là:
- Trẻ bị hăm do gai nhiệt: hay còn gọi là ban nhiệt. Trong suốt mùa hè, cái nóng bức dễ gây kích ứng làn da mỏng manh của bé, gây ngứa và làm bé đổ nhiều mồ hôi hơn. Từ đó dẫn đến da của bé dễ bị hăm.
- Hăm do nhiễm khuẩn, nấm: vùng cổ của trẻ sơ sinh là vùng có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh,…dễ làm nơi cư trú cho bụi bẩn và nhiều loại vi khuẩn, nấm.
- Do ma sát: trẻ sơ sinh thường khá mũm mĩm và đầy đặn, cổ cũng hơi ngắn, do đó những nếp gấp tại vùng cổ ở bé thường chà xát với nhau liên tục. Ngoài ra độ ẩm xung quanh vùng này khá cao, dễ gây kích ứng da.
- Yếu tố khác: khi cho bé uống hoặc ăn, sữa và thức ăn thường bị rơi xuống cổ nhiều lần trong một ngày. Đặc biệt, nếu bé nôn chớ, dung dịch trào ra cũng thường bám dính ít nhiều tại đây. Trong khi đó, vùng cổ khó vệ sinh sạch sẽ và cũng khó khô thoáng.
3 cách chữa hăm cổ cho trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ NHẤT
Dùng dầu dừa
Mát xa vùng da bị hăm bằng dầu dừa có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan, sau nửa giờ thì lau sạch. Dầu dừa có đặc tính chống khuẩn, chống viêm da, giúp da sạch sẽ, mềm mại. Tuy nhiên, nó cũng dễ gây bít lỗ chân lông nếu không được lau sạch sẽ.
Dùng gạc lạnh
Ngâm một miếng vải cotton sạch trong một chậu nước lạnh và đắp lên vùng cổ trong vài phút. Khi thực hiện xong, bạn nên lau khô nhẹ nhàng. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.
Sử dụng kem bôi
-Những loại kem bôi da có calamine lotion, hydro-cortisone thường được dùng khá hiệu quả để chữa hăm ở cổ cho trẻ sơ sinh.
-Bạn nên chú ý các thành phần và xuất xứ của thuốc. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những loại kem này.
Việc phòng ngừa và chữa trị cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là phải chú ý đến vấn đề vệ sinh.
Nếu trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ kèm theo sốt, đồng thời bạn thấy mủ hoặc mụn nước chứa đầy chất lỏng trên da thì rất có khả năng bé đang bị một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Lúc này, bé cần phải được khám và điều trị bởi các bác sỹ sớm nhất có thể.
Khi nào cần đưa trẻ đi viện?
Dù tình trạng hăm da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể tự hết sau 7-10 ngày khi được chăm sóc cẩn thận, nhưng nếu như da bé xuất hiện các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Tình trạng hăm tã không được cải thiện
- Trẻ sơ sinh bị hăm kèm theo dấu hiệu sốt
- Phồng rộp hoặc mưng mủ vùng da
- Chảy máu
- Vùng da bị hăm chai cứng
- Các đốm đỏ tập trung tạo thành vùng da cứng đỏ với một đường viền hình vỏ
Lưu ý khi chăm sóc bé bị hăm cổ
Khi trẻ sơ sinh bị hăm, bé sẽ cảm thấy đau rát, nhưng bé lại không thể nói với mẹ việc này, cho nên việc bé quấy khóc cũng là việc bình thường. Lúc này, mẹ nên mặc cho bé những bộ quần áo thoáng mát, không cổ, để tránh các sợi vải cọ xát vào vùng da hăm của bé.
- Sau khi tắm, cần lâu khô người cho bé, nhất là những vùng da có nếp gấp.
- Khi sử dụng các loại thuốc bôi cho bé, mẹ nên thử bôi trước ở vùng da cánh tay của bé, nếu vùng da này ửng đỏ lên thì bé của mẹ bị dị ứng với loại thuốc này và không thể tiếp tục sử dụng nó nữa.
- Đối với bé bú mẹ, hãy tiếp tục cho bé bú sữa đều đặn. Đối với những trẻ ăn dặm, mẹ nên cho bé uống thêm nước.
- Dùng loại bột giặt dịu nhẹ cho da trẻ sơ sinh. Đồng thời, quần áo của trẻ sơ sinh cần được làm bằng cotton và không nên chứa quá nhiều nilon.
- Tuyệt đối không dùng các loại thuốc bôi có sẵn trong nhà hoặc dùng cho người lớn để bôi cho trẻ khi bé bị hăm bởi da bé còn rất yếu và bé có thể hít phải các loại thuốc này, gây ra kích ứng phổi. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cho bé.
- Có thể sử dụng các loại nước lá để giúp bé mau hết hăm hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chắc chắn nguồn gốc xuất xứ của loại lá đó để đảm bảo không sử dụng các loại lá nhiễm chất hóa học hay mọc bờ bụi ven đường, dễ nhiễm các vi khuẩn, vi sinh vật có hại cho làn da của bé. Trước khi nấu nước tắm, mẹ cần rửa sạch sẽ các loại lá, ngâm qua nước muối nhưng không nên thêm muối vào nước tắm khi đun, bởi điều này không khiến da bé sạch hơn mà còn có thể làm cho da có cảm giác nhớp dính. Ngoài ra, trong quá trình tắm, mẹ hãy tắm qua một lần bằng nước ấm, sau đó tới nước lá và cuối cùng tráng lại lần cuối bằng nước ấm sạch.
- Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên ăn nhiều thức ăn mát và đầy đủ chất dinh dưỡng để làm mát cơ thể và tăng cường sức đè kháng cho bé. Đồng thời, cần ngừng ăn các loại thực phẩm có tính axit cao như việt quất, mâm xôi, cam, cà chua,
- Mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ khu vực đóng bỉm của bé trước khi mặc tã mới cho bé, vì phần mông cũng là nơi dễ bị hăm nhất trên cơ thể bé.