Thực đơn tăng cân cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần bổ sung nhiều: rau, hoa qua, thịt, trứng, hải sản, sữa và các chế xuất từ sữa với liều lượng bên dưới.
Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu Kalo/ ngày?
Tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người, một ngày bạn chỉ cần nạp khoảng 1.600-2.200 calo để duy trì hoạt động hàng ngày. Trong thời mang thai, mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Ngoài 3 bữa chính trong ngày bạn có thể ăn thêm bữa phụ hoặc bổ sung thêm trái cây, ngũ cốc hoặc sữa chua. Nên nhớ lượng calo vào cơ thể phải từ từ và không quá đột ngột nếu không sẽ làm thai nhi không tăng cân.
Ăn gì để thai tăng cân nhanh trong tháng cuối?
Rau xanh, hoa quả: Cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ.
Các loại rau quả như carrot, súp lơ xanh, bắp cải, đu đủ, gấc, dưa hấu… nhiều vitamin A. Thiếu vitamin A, thai nhi dễ bị còi xương, chậm phát triển.
Các loại rau quả chứa nhiều sắt như rau dền, các loại rau có màu xanh đậm, đu đủ, táo tây, hồng xiêm…
Nước mía và nước dừa chứa nhiều đường và vitamin khoáng chất khác, nếu mẹ bầu không bị bệnh tiểu đường thì có thể uống nước mía, ăn mía tím hàng ngày hoặc uống 3-4 quả dừa mỗi tuần.
Thịt
Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng lên cao hơn so với thường ngày. Nên ăn các loại thịt nạc (bò, lợn, gà…) đặc biệt thêm thịt bò vào thực đơn dinh dưỡng vì thịt bò có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, cholin… cần thiết cho sự phát triển thể chất và não bộ của thai nhi.
Hải sản
Canxi và chất béo omega 3 dồi dào trong đồ ăn biển cung cấp dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và giúp trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Chú ý rằng cá phải được nấu chín trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi chế biến. Các loại dầu cá như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích rất giàu axit béo omega-3. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn cá ngừ đóng hộp vì những lo ngại về hàm lượng thủy ngân cao. Những loại hải sản khác bà bầu nên bổ sung là tôm, cá nước ngọt, cua, ốc…
Các mẹ nên ăn mỗi tuần khoảng 3 bữa tôm hoặc 1 kg ngao hấp hoặc nấu canh, có thể ăn 1-2 con cua, ghẹ 2 tuần một bữa.
Sữa
là nguồn vitamin khoáng chất dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và chiều cao của em bé. Ngoài sữa dành cho bà bầu, bạn cũng có thể sử dụng các loại sữa khác như sữa tươi, đặc biệt là sữa chua. Sữa chua chứa nhiều canxi, kẽm, vitamin tốt cho cả bà mẹ và em bé.
Những bà mẹ có thai nhi hơi nhẹ cân, nên tăng cường uống ngày 2-3 cốc sữa bầu mỗi ngày, kết hợp uống sữa tươi không đường hoặc có đường vào bữa phụ.
Trứng
- Chứa nhiều axit cần thiết cho cả bà mẹ và em bé. Lòng đỏ trứng gà rất tốt cho cơ bắp và tăng cường trí thông minh em bé.
Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều trứng (không quá 5 quả/tuần). Nhiều bà mẹ có cho rằng ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi, tuy vậy, xét về dinh dưỡng và độ ngon thì trứng gà hơn hẳn. - Ngoài trứng gà, trứng vịt lộn cũng là một món ăn bổ dưỡng, giúp thai nhi tăng cân tốt. Một quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà. Mỗi tuần, mẹ bầu có thể ăn 3-4 quả trứng lộn, để thai nhi nhanh lớn.
- Lưu ý, trứng vịt lộn có hàm lượng đạm khá cao nên không thích hợp ăn buổi tối vì có thể gây khó tiêu, đầy hơi. Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao hoặc các bệnh tim mạch, nên hạn chế không ăn trứng vịt lộn để tránh tình trạng tắc nghẽn mạch máu do lượng cholesterol cao.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.