Con bạn có vấn đề chú ý, trẻ ít tập trung, hay nói và khó kiểm soát được hành vi của mình,… đây là dấu hiệu cho thấy trẻ tăng động. Khi có con gặp phải vấn đề này, cha mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ được tốt hơn?
Dấu hiệu cho thấy trẻ tăng động
Trẻ bị tăng động quá mức bình thường khiến nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn với hiếu động, bởi trẻ cũng thường hoạt động liên tục. Tuy nhiên, trên thực tế nếu quan sát kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng: trẻ tăng động sẽ có biểu hiện không giống với những đứa trẻ bình thường khác. Biểu hiện cụ thể như sau:
Trẻ hiếu động quá mức: Trẻ thường hoạt động liên tục, theo nhiều chiều hướng, từ việc này sang việc khác không ngừng nghỉ ngơi. Trẻ không thích ngồi yên tại một chỗ, thích chạy nhảy lung tung mà không cảm thấy mệt mỏi.
Trẻ không thể tập trung: Trẻ tăng động sẽ giảm chú ý không tập trung làm bất cứ việc gì, nhiều khi thiếu kiên nhẫn, hay ngắt lời của người khác.
Trẻ không thể kiềm sát cảm xúc: Dễ tức giận, hay nổi nóng, khó kiềm chế cảm xúc, gây gây gỗ với bạn bè, tính hấp tấp, bồng bột, vội vàng. Trẻ bị tăng động thường bị hạn chế về ngôn ngữ.
Nếu các biểu hiện kéo dài trên 6 tháng và xuất hiện từ 3 – 7 tuổi sẽ cản trở học tập, sinh hoạt, trẻ sẽ bị rối loạn tăng hoạt động giảm chú ý.
Nguyên nhân khiến trẻ tăng động
Bệnh tăng động là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Nguyên nhân gây ra tình trạng triệu chứng là do:
- Trong quá trình mang thai, mẹ thường sử dụng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, ma túy…
- Di truyền từ gia đình có người từng bị hội chứng tăng động thì khả năng trẻ bị tăng động là rất cao.
- Trẻ bị rối loạn tâm thần hoặc gặp phải biến động lớn trong gia đình do phương pháp giáo dục của cha mẹ không đúng, làm trẻ không nhận thức đúng.
- Trẻ bị chấn thương ở vùng đầu, mắc các bệnh về thần kinh hoặc rối loạn giấc ngủ.
Làm gì khi trẻ tăng động?
a) Tăng tập trung chú ý:
– Tạo môi trường yên tĩnh khi trẻ học tập và giúp trẻ chú ý nghe nhìn khi người khác nói.
– Bảo trẻ nhắc lại những gì mà bạn muốn, tránh cho trẻ làm nhiều thứ cùng một lúc sẽ làm trẻ mất tập trung.
– Nên cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh, đòi hỏi có tư duy.
b) Tạo cho trẻ có điều kiện hoàn thành tốt công việc, học tập:
– Lập thời gian biểu và nhắc nhở trẻ thực hiện, cho trẻ tham gia thể dục thể thao vừa sức.
– Tránh cho trẻ sử dụng điện thoại, chơi game, không cho chơi trò chơi bạo lực.
– Không nên cho trẻ làm nhiều việc cùng một lúc và kéo dài quá lâu một công việc.
– Luôn nhắc cho trẻ biết các luật lệ, nội quy khi đến nơi công cộng.
– Cần kiên trì, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát và cần liên hệ với nhà trường để giúp đỡ.
– Phát huy các khả năng của trẻ (thể thao, văn nghệ, …)
– Cần có sự kết hợp giữa nhà trường – gia đình – trẻ.
Ngoài việc phối hợp với bác sĩ cho con điều trị bằng thuốc thì cha mẹ cần tìm hiểu và giáo dục con đúng cách, khuyến khích trẻ nghĩ đếncác điểm tốt của mình, thường xuyên khen ngợi con để con không cảm thấy tự ti dẫn đến dễ bị tự kỷ, trầm cảm.
Ngoài ra, khi hướng dẫn trẻ với các biện pháp như trên, cha mẹ cần phải nhẹ nhàng và phải kiên trì. Chúc bé nhà bạn được khỏe mạnh!