Phụ nữ mang thai cần 11 – 12 mg/ngày, trẻ nhỏ cần 2-3mg kẽm/ ngày, người ăn uống kém, hoạt động thể chất nhiều cũng cần bổ sung kẽm vào khẩu phần ăn hàng ngày, cụ thể theo gợi ý bên dưới.
Kẽm là chất gì?
Kẽm là nguyên tố kim loại lưỡng tính, kí hiệu là Zn và có số nguyên tử là 30. Nó là nguyên tố đầu tiên trong nhóm 12 của bảng tuần hoàn nguyên tố. Kẽm, trên một số phương diện, có tính chất hóa học giống với magiê, vì ion của chúng có bán kính giống nhau và có trạng thái oxy hóa duy nhất ở điều kiện bình thường là +2.
Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người. Cũng giống như vitamin, kẽm là chất quan trọng, không thể thiếu của cơ thể. Vì cơ thể không tự sản sinh được kẽm nên điều quan trọng là phải ăn nhiều các thực phẩm giàu kẽm hằng ngày. Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật như: hàu, trứng, trai, sò, lạc, đào, cà rốt, tiểu mạch, bánh mì bột thô, khoai tây…
Kẽm được bổ sung vào cơ thể thường dưới dạng các hợp chất trong thành phần chất hữu cơ, như kẽm oxit, kẽm sulfat, kẽm gluconat, hay kẽm acetat.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần bổ sung hằng ngày cho các lứa tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
- Trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày
- Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày
- Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày
- Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
- Nữ 14 – 18 tuổi: 9 mg/ngày
- Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
- Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 – 12 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 – 13 mg/ngày
- Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần 8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho con bú cần 12-13mg/ ngày
Ai nên bổ sung kẽm?
- Nếu ăn uống không cân bằng dinh dưỡng, ai cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Dấu hiệu thường thấy của tình trạng này là kém ăn, rụng tóc, tiêu chảy, suy giảm chức năng sinh lý, đau mắt, sút cân, lâu lành các thương tổn, trẻ em chậm lớn. Một số nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn hẳn những người khác, cụ thể là:
- Những người ăn chay: Nhóm đối tượng này có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất do thực đơn không có thịt, trong khi phần lớn lượng kẽm có nguồn gốc từ các loại thịt.
- Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Đây là những người thiếu kẽm do khả năng hấp thu kẽm của cơ thể giảm sút bởi sự rối loạn hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: Cơ thể người mẹ cần phải được bổ sung nhiều kẽm hơn mức bình thường để đủ kẽm cung cấp cho thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Nếu không lưu ý ăn uống cân bằng, người mẹ rất dễ bị thiếu hụt kẽm.
- Nhóm người nghiện rượu: Rượu phá hủy cơ chế hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa, hậu quả là kẽm cũng bị đào thải qua đường nước tiểu khiến 50% số người nghiện rượu có hàm lượng kẽm trong cơ thể rất thấp.