Trong các mùa dịch cảm cúm xảy ra thì những người có sức đề kháng yếu rất dễ nhiễm bệnh và các mẹ cho con bú không ngoại lệ. Tuy nhiên, các mẹ bị cảm có nên cho con bú hay không thì có rất nhiều sự tranh cãi. Để có thể trả lời cho câu hỏi này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây.
Bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm là do virut gây nên, nó có thể lan truyền nhanh và tiến triển thành dịch. Bệnh này sẽ lan truyền qua con đường hô hấp, các loại virut sẽ tiếp xúc với người đang khỏe mạnh qua những hạt nước nhỏ mà người bị cúm bắn vào. Chính phương thức truyền nhiễm này đã tạo điều kiện tốt để hình thành nên các ổ dịch.
Những biểu hiện của bệnh cúm: Khi virut đã xâm nhập thành công vào cơ thể thì sẽ có nhiều triệu chứng xuất hiện là ho nhiều, hắt hơi liên tục, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khác đờm trong và nhiệt độ cơ thể tăng lên. Có một số người sức đề kháng tốt nên cảm cúm chỉ tồn tại được 2 ngày là khỏi ngay, nhưng một số người hệ miễn dịch kém sẽ gây nên những biến chứng rất nặng. Các bệnh nguy hiểm khi cảm cúm nặng như viêm màng não, viêm não, viêm tử hoại cơ, viêm phổi và có thể gây tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời.
Nếu cảm cúm lây qua đường ho hấp từ người này qua người khác thì liệu con có bị lây truyền cảm từ mẹ hay không và mẹ bị cảm có nên cho con bú được không? Chúng ta hãy tìm hiểu qua phần tiếp theo.
Mẹ bị cảm có nên cho con bú không?
Bệnh cảm cúm có thể lây lan rất nhanh nhưng virut thì không thể thâm nhập vào sữa mẹ được. Vì vậy, bé sẽ không bị lây cảm qua đường sữa mẹ, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
1. Ngừng cho bé bú khi cảm nặng
Nếu như các triệu chứng của cảm cúm trở nên nặng lên theo từng ngày như: hắt hơi liên tục, ho nhiều hơn, cơ thể luôn mệt mỏi thì mẹ nên ngừng cho bé bú để triều trị. Sau ít ngày mẹ đỡ hơn thì cho bé bú nhưng cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng virut cảm cúm xâm nhập vào bé qua đường hô hấp. Đầu ti mẹ khi cho bé bú cần vệ sinh sạch sẽ với nước ấm để tiệt tiêu vi khuẩn.
Để có thể tiếp xúc bình thường với bé thì mẹ cần điều trị ít nhất 2 tuần. Những bà mẹ nhiễm cúm nặng và gây nhiễm biến chứng như: viêm phổi, viêm gan, đồng nhiễm HIV, bị tổn thương đầu ti thì cần ngưng việc cho bé bú ngay. Đồng thời mẹ cũng cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé.
2. Chú ý sử dụng các loại thuốc
Khi mẹ ốm thay vì dùng các liều thuốc tây thì mẹ nên điều trị bằng các bài thuốc dân gian với các cây thảo mộc. Các loại thuốc từ tự nhiên sẽ giúp giải cẩm tốt và không gây nên những tác dụng phụ nữa. Nhưng bệnh ngày một không thuyên giảm mà còn nặng hơn thì hãy đến khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Đối với những loại thuốc kháng sinh thì mẹ cho bé bú nên lưu ý, nếu như lạm dụng sẽ tăng nguy cơ kháng thuốc và cũng có thể ảnh hưởng tới bé thông qua đường sữa mẹ. Bên cạnh đó, kháng sinh chỉ có thể diệt khuẩn chứ không tiêu diệt được bất cứ loại virut nào nên dù mẹ có uống cũng không có khả năng giảm bệnh.
Cách phòng cảm cúm khi cho con bú
Mặc dù cảm cúm không ảnh hưởng nhiều đến bé nếu mẹ biết cách chăm sóc bản thân, nhưng tốt nhất mình nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu như vào mùa dịch cúm thì mẹ nên vệ sinh thân thể sạch sẽ, không nên tiếp xúc với những người bị cúm.
Nếu như mẹ bị cảm thì hạn chế tiếp xúc với bé, lúc ho hay sổ mũi nên dùng giấy lau và vứt bỏ sau khi dùng. Trong thời kỳ cảm cúm thì cần nhờ người chăm sóc bé và giúp bạn vắt sữa cho bé bú. Nếu như mẹ dùng thuốc thì cần tránh xa loại thuốc kháng sinh histamine, vì thuốc này có thể ảnh hưởng đến con khi bú sữa mẹ.
Với những kiến thức về cách phòng và chữa bệnh trên thì có thể thấy rằng mẹ bị cảm cúm có thể cho bé bú. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mẹ biết cách chăm trẻ khi bị cám cúm.