Một điều các bà mẹ bầu luôn mong muốn đó là thai nhi luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Nhưng làm thế nào để cân nặng thai nhi có thể đạt tiêu chuẩn theo từng tuần tuổi? Mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây để có thể áp dụng ngay nhé!
Cân nặng thai nhi chuẩn theo từng tuần tuổi
Cân nặng và chiều cao của thai nhi sẽ được tính từ tuần thứ 8 đến tuần 42. Cân nặng trung bình của thai nhỉ đủ tháng tuổi là 3,5kg và chiều cao là 51,2cm, từ kết quả đó để đánh giá thai nhi phát triển tốt hay không.
- Từ tuần thứ 8 đến tuần 19, thai nhi được đo từ đầu đến mông. Tuy nhiên, giai đoạn này thai nhi đang bị uốn cong trong bào thài nên chỉ số đo cũng không được chính xác.
- Từ tuần 20 đến tuần 42 thì cân nặng thai nhi được đo từ đầu đến chân. Thời gian nay cân nặng cũng được đo chính xác dần theo thời gian và đến tuần 32 trở đi thì cân nặng phát triển tối đa.
Từ bảng cân nặng và chiều cao của thai nhi trên thì khi các mẹ đi siêu âm có kết quả có thể dùng số liệu đó để đối chứng xem bé có phát triển tốt hay không nhé.
Chế độ dinh dưỡng giúp cân nặng thai nhi đạt chuẩn
Để đón bé yêu chào đời với một cơ thể khỏe mạnh thì các mẹ cần có một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng mà bé cần. Chế độ dinh dưỡng ấy cần được cung cấp cả một quá trình từ tháng đầu tiên đến tháng cuối cùng.
1. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng đầu tiên
Những tuần đầu của thai kỳ, hormone thay đổi làm cho các mẹ buồn nôn, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu. Đây là thời kỳ thai nghén, thật khó khăn để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nhưng đừng lo lắng, thai luôn khỏe với chế độ ăn uống lý tưởng như sau:
- Hãy sử dụng bữa ăn nhẹ giàu chất carbohydrate vào buổi sáng. Ăn các loại hạt, ngũ cốc, hoa quả sấy hay bánh quy mặn đều được.
- Nếu ăn 3 bữa nhưng không ăn được nhiều thì các mẹ hãy chia nhỏ thành 6 bữa ăn. Nên bổ sung nước vào giữa bữa ăn thay vì dùng trong bữa ăn.
- Chọn các thực phẩm giúp mẹ tiêu hóa tốt, cũng nên bổ sung tinh bột và protein. Tháng đầu thai kỳ, bà bầu cũng đừng ăn nhiều chất béo, đồ ngọt hay đồ cay, vì chúng không tốt cho giai đoạn thai nghén.
- Bổ sung axit folic vào đầu thai kỳ rất quan trọng đấy, chất này giúp bé không bị di tật bẩm sinh nên các mẹ cần phải bổ sung đẩy đủ nhé. Loại chất này có thể mua ở các hiệu thuốc hoặc bổ sung qua các thực phẩm như: rau củ, bánh mì, ngũ cốc…
2. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2
Cân nặng thai nhi ở tháng thứ hai cũng nằm ở mức 0,5kg đến 2kg là khá ổn. Nhưng có nhiều bà bầu do nghén quá nên cân năng của mẹ và bé cũng giảm hẳn, lúc này mẹ không cần lo lắng quá chỉ cần ăn đủ chất thôi.
Đừng vì sợ bé không đủ cân nặng, mẹ bầu cố gắng ăn nhiều, điều này không cần thiết. Hãy cung cấp đủ chất cho bé dinh dưỡng mỗi ngày bằng những thực phẩm có chứa axit folic, canxi, vitamin là đủ. Hạn chế ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, đường.
3. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3
Bước vào tháng thứ 3 thì cơn nghén cũng giảm đi rất nhiều, nếu tháng 1 và 2 vẫn chưa cung cấp đủ dinh dưỡng thì mẹ bổ sung nhiều hơn vào tháng này.
- Nên bổ sung nhiều rau và trái cây trong bữa ăn, cần giảm nhiều đồ ăn vặt chứa calo mà ít dinh dưỡng như thức ăn nhanh, đồ ngọt. Cần ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Cung cấp đủ nước bằng cách uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày. Có thể uống nước cam tươi, các loại nước ép từ trái cây, canh, sữa hoặc súp. Bà bầu cũng nên cung cấp thuốc bổ theo đơn của bác sĩ mỗi ngày.
Với chế độ dinh dưỡng đạt chuẩn sẽ giúp bé đáp ứng đủ cân nặng ở tháng thứ 3 này. Sau khi được cung cấp đủ dinh dưỡng thì bé sẽ tăng lên 0,5kg đấy các mẹ.
4. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 4
Tháng này thai nhi cũng đã lớn rồi đấy, các mẹ cũng đã thấy bụng to hơn trước một chút. Bé càng lớn thì càng cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể nên mẹ cần ăn uống đầy đủ nhé.
Theo bác sĩ thì thai kỳ lúc này rất cần sắt để gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể thai nhi, vì vậy các mẹ cần cung cấp nhiều chất sắt cho bé. Các loại thực phẩm chứa nhiều sắt đó là thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm… Để tăng cường khả năng hấp thụ sắt cần bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, quýt, bông cải xanh trong bữa ăn hằng ngày.
5. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5
Tam nguyệt cá thứ 2 là khoảng thời gian mẹ bầu rất thoải mái, vì thời kỳ nghén đã qua nên các mẹ luôn tràn đầy năng lượng hơn. Nhưng cơ thể lúc này cũng đã cồng kềnh do tích nhiều nước, để cơ thể luôn khỏe và thai nhi phát triển tốt thì trong khẩu phần ăn cần giảm lượng muối.
Cần uống nước thường xuyên để cung cấp đủ nước cho thai cần, nước có thể lọc các chất bẩn ra ngoài giúp mẹ nhẹ nhàng hơn. Chế độ dinh dưỡng ở tháng thứ 5 là sắt, nên cần phải ăn uống những thực phẩm chứa nhiều sắt hơn.
6. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6
Bước sang tháng này mẹ đang cùng thai nhi đi qua nửa chặng đường rồi đấy. Nhưng lúc này mẹ lại có cảm giác thèm ăn, đói liên tục, nếu biết cung cấp đủ chất thai nhi sẽ tăng cân rất tốt.
- Thực phẩm lúc này các mẹ nên cung cấp đó là: rau, trái cây, sữa, thịt, các loại đậu, ngũ cốc và có thể bổ sung thêm những chất béo lành mạnh.
- Nên sử dụng các thực phẩm yến mạch, gạo nây vì chúng có chứa chất carbohydrate nâu rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để ngăn ngừa chứng táo bón.
- Bên cạnh dùng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thì cũng cần sử dụng các loại thuốc bổ khách theo đơn của bác sĩ.
7. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 7
Bước vào thời kỳ cuối của tam nguyệt cá rồi nhưng mẹ thường hay gặp nhiều chứng của thai kỳ như ợ nóng, táo bón, phù nề… Để giúp mẹ cải thiện tốt hơn nhiều triệu chứng đó cần cung cấp dinh dưỡng, chế độ ăn uống phù hợp như sau:
- Ợ nóng: do thai to chèn vào dạ dày nên thức ăn sẽ trào ngược lên thực quản. Để cải thiện vấn đề này thì các mẹ không nên ăn no quá nên chia nhiều bữa ăn hơn và không được để dạ dạy bị đói thời gian dài. Không nên ăn thức ăn cay, đồ chiên nhiều.
- Phù nề chân tay: Do bị tích nước quá nhiều nên dẫn đến hiện tượng này, chính những bữa ăn nạp nhiều natri từ muối dẫn đến bị tích nước. Vì thế bà bầu cần hạn chế ăn thực ăn đóng hộp, thức ăn sẵn, nước sốt, dưa chua và cần vận động nhiều hơn.
- Triệu chứng táo bón: Hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa của đường ruột nên hãy ăn nhiều thực phẩm có chất xơ và uống nhiều nước để tiêu hóa tốt hơn.
- Mệt mỏi: Do thai kỳ ngày một lớn, lượng máu tăng lên nhưng mẹ lại hấp thụ không đủ dinh dưỡng nên cơ thể sẽ mệt và hay buồn ngủ. Hãy bổ sung nhiều dinh dưỡng và đặc biệt là vitamin C để cải thiện sức khỏe.
8. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 8
Bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, chế độ dinh dưỡng lúc này không chỉ để cho thai nhỉ đủ cân nữa mà cho cả bé bú sau này. Ngoài bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng các mẹ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng Omega 3.
Omega3 giúp trí não bé phát triển tốt nhất. Các loại thực phẩm chứa nhiều omaga3 là óc chó, các loại hạt, cá hồi và các loại thuốc bổ khác. Nếu như bà bầu không ăn đủ các món ăn này thì có thể dùng thêm thuốc bổ có chứa omega 3 theo đơn bác sĩ nhé.
9. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 9
Tháng 9 thai kỳ các mẹ khá bận rộn để chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đón bé chào đời. Nhưng cũng đừng lơ là về những bữa ăn hằng ngày nhé, vì lúc này bé đã lớn nên cần được cung cấp nhiều hơn so với những thời gian trước đó.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn, tuyệt đối không bỏ bữa. Sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi để bé chắc xương và uống nhiều nước.
- Nạp nhiều chất béo lành mạnh và ăn nhiều loại trái cây tươi. Không được ăn đồ sống, sữa chưa tiệt trùng.
- Đừng quên bổ sung thêm sắt và omega 3 để giúp bé phát triển toàn diện nhé.
Với những chế độ dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ theo từng tháng thai kỳ sẽ giúp cân nặng thai nhi đạt chuẩn và bé phát triển tốt nhất. Chúc mẹ bầu lựa chọn được thực đơn tốt để bé phát triển toàn diện.