Chế độ dinh dưỡng vào 3 tháng cuối
thai kì đóng vai trò hết sức quan trọng đến sức khỏe của mẹ và con. Tất cả thức
ăn mẹ nạp vào, em bé đều hấp thụ trực tiếp. Nói cách khác, mẹ ăn gì con hưởng nấy.
Vì thế, mẹ bầu nên hết sức chú ý tới ăn uống, dinh dưỡng trong thai kì, ngoài việc sử dụng những thức ăn có lợi, bổ sung dưỡng chất và có lợi thì có những thực phẩm cần tránh xa.
Đồ ăn chưa nấu chín kỹ, tái tuyệt đối không cho mẹ bầu 3 tháng cuối dùng
Điều này là tuyệt đối cấm cho dù
đó là món khoái khẩu của bà bầu đi chăng nữa. Những món ăn còn tái sống những
đĩa nộm, gỏi hải sản, dưa muối, cà muối, dưa chuột bao tử…. đều chứa nhiều vi
khuẩn gây hại, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và con.
Dù có thích ăn sushi thì bạn sẽ
phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù có chứa nguồn protein dồi
dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và
vi khuẩn.
Những món chưa chín có thể dễ gây
đi ngoài dạng lỏng, tiêu chảy, gián tiếp ảnh hưởng tới đường ruột hoặc làm rối
loạn quá trình tiêu hóa.

Đối với các loại thịt gia súc, gia
cầm, hầu như mẹ bầu có thể ăn bình thường và không phải kiêng tránh bất kỳ loại
thịt nào. Tuy vậy, không nên ăn thức ăn chưa chín hẳn hoặc tái-tái-chín chín có
thể là mầm mống cho các vi khuẩn đường ruột.
Bạn có thể muốn ăn những loại thịt
tái như bít tết, phi lê, nhưng khi mang thai tất cả các loại thịt phải được nấu
chín kỹ hoàn toàn.
Thức ăn quá mặn
Thức ăn có quá nhiều muối hay nước
mắm có thể khiến cơ thể bà bầu phù nề, chân sưng, khó đi lại. Cộng thêm, nếu thức
ăn chứa mì chính (quá mức), sẽ làm mẹ bầu khó thở, chóng mặt, tim và gan phải
hoạt động nặng hơn. Có thể là tác nhân dẫn đến huyết áp cao, dễ gây tiền sản giật
và các biến chứng thai kỳ.
Thức ăn chứa dầu mỡ
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như
rán, chiên ngập dầu, đọng dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, có
thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, khó di chuyển.
Đặc biệt, mẹ bầu nên cố gắng kiểm
soát cân nặng vào những tháng cuối. Nếu cơ thể mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc
quá mức khuyến cáo, sẽ dẫn đến rủi ro khi sinh, huyết áp tăng cao hoặc khó đẻ
thường…
Thức ăn quá cay hoặc hăng, nồng

Ăn đồ quá cay hoặc hăng, nồng có
thể làm mẹ bầu bị nóng trong, tổn thương đường ruột và sẽ cảm thấy râm ran nóng
trước ngực. Về ảnh hưởng tới thai nhi, đồ ăn hay cực có hại cho sự hình thành
các bộ phận và các chi của bé. Ăn đồ quá nóng có thể làm cho làn da của bé chậm
phát triển hơn bình thường.
Đồ uống có ga, thức uống có cồn
Những chất này sẽ khiến cho hệ thần
kinh yếu đi, ngay cả người bình thường cũng hạn chế sử dụng. Hãy tuyệt đối
không “chạm tay” đến bia, rượu… Ngoài ra mẹ bầu nên hạn chế uống nước
đá, nước giải khát không rõ nguồn gốc hoặc bày bán vỉa hè. Nguồn nước, đá không
sạch, không bảo đảm, thậm chí chưa được đun sôi có thể gây tiêu chảy, kiết lị ảnh
hưởng tới sức khỏe của mẹ và con.
Uống rượu trong thời gian 3 tháng cuối có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh nghiêm trọng cho thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi nên tránh tất các loại rượu cũng như các đồ uống có cồn. Điều này bao gồm rượu vang, bia, rượu trứng và các loại thức uống có cồn liên quan khác.
Hạn chế dùng thuốc bổ đối với mẹ bầu 3 tháng cuối
Ngoài ra mẹ bầu cũng không nên lạm
dụng quá nhiều thuốc bổ. Việc bổ sung dưỡng chất thông qua con đường ăn uống được
khuyến khích nhưng nếu sử dụng các loại thuốc thì sẽ gây áp lực với cơ thể, thậm
chí làm chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
Rau củ quả khi chưa rửa kỹ
Mang thai không có nghĩa là không
có thời gian để rửa sạch các loại rau củ quả trước khi dùng. Bạn phải chắc chắn
rửa chúng kỹ dưới vòi nước chảy hay ngâm muối trong khoảng 10 -15 phút trong nước
sạch. Nhiều loại kí sinh trùng và vi trùng có thể sống ký sinh trên trái cây,
rau củ chưa rửa. Nó sẽ gây nguy hại cho thai nhi. Cắt bỏ bất kỳ phần rau củ nào
bị thâm, nát vì các vi khuẩn có thể trú ngụ ở đó.

Ngoài ra, các loại nước trái cây
tươi có bán trong các nhà hàng, quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để
loại bỏ tất các loại vi khuẩn có hại như ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước
hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an
toàn hơn.
Động vật có vỏ sống
Sò, ốc, hàu sống là một trong những
nguyên nhân hàng đầu của các bệnh do thủy sản gây ra. Những loại thức ăn này có
nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn thường không được tìm thấy trong hải sản nấu
chín. Khi mang thai vẫn có thể ăn các loại động vật có vỏ nhưng phải nấu kỹ.
Hàu, trai và hến phải nấu chín cho đến khi vỏ mở, nếu không mở thì bạn không
nên dùng.
Uống caffeine hay hút thuốc
Những chứng minh hiện nay cho thấy
rằng một lượng caffeine vừa phải sẽ không có vấn đề gì khi mang thai. Nhưng nếu
tỉ lệ này quá cao có thể làm tăng khả năng sẩy thai. Các bác sĩ chuyên môn
khuyên phụ nữ có thai hoặc mong muốn có thai nên hạn chế caffeine tối đa là
200mg mỗi ngày.

Hút thuốc là điều cấm tuyệt đối
vì những chất độc trong khói thuốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, gây các
bệnh về đường hô hấp hay dị tật thai nhi.
Các loại cá chứa thủy ngân cao
Cá kiếm, cá kình, cá thu… có chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. Kim loại này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai nên chọn cá có ít thủy ngân, như cá tra, cá hồi, cá ngừ trắng đóng hộp. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng dầu cá hoặc bất kỳ chất bổ sung khác trong khi mang thai.
Phô mai tươi và phô mai mềm hay sữa chưa tiệt trùng
Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có
thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể
chứa vi khuẩn listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Để đảm
bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nếu bạn đang mang thai, tốt nhất
không nên uống sữa chưa được tiệt trùng vì nó có thể chứa vi khuẩn listeria. Chỉ
mua sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ sữa đã được tiệt trùng hoàn toàn.
Ăn rau mầm rất tốt cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Phụ nữ mang thai không nên ăn rau
mầm ví dụ như giá đỗ. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt trước khi mầm bắt đầu
phát triển và các vi trùng này gần như không thể rửa sạch.

Hay các loại quả lên mầm như
khoai tây, khoai lang vì chứa độc tố rất cao, có thể gây ngộ độc cho mẹ và con.
Với những chia sẻ trên, mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng cuối vì nó sẽ ảnh hưởng đến thể trạng của thai nhi trong bụng và cả về sau này.
Xem thêm các bài viết khác về dinh dưỡng cho mẹ bầu dưới đây:
7 dưỡng chất “bất di bất dịch” cho chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu phát triển khỏe mạnh
Top 5 loại sữa cho bà bầu vừa giàu dinh dưỡng vừa dễ uống nhất hiện nay
3 tháng cuối là giai đoạn nước rút nhưng không vì thế mà vội vàng chọn những loại thực phẩm không bảo đảm, hợp vệ sinh. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì mẹ cũng quan tâm đến chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh giúp cho quá trình sinh nở trở nên thuận lợi hơn cho cả mẹ và con.
Originally posted 2022-06-28 14:37:43.