Việc sinh mổ được nhiều bà mẹ chọn
lựa ngày này vì không gây đau đớn như sinh thường. Tuy vậy, việc sinh mổ cũng cần
hết sức chú ý chăm sóc bởi vì nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và chế độ chăm sóc
đòi hỏi cao hơn so sinh thường.
Bài viết sau sẽ chia sẻ cụ thể từng giai đoạn cụ thể khi chăm sóc và phục hồi sau sinh mổ cho mẹ.
Dù là phẫu thuật không quá phức tạp, có thể cắt chỉ trong 6- 7 ngày, 9-10 ngày sau đó thể xuất viện, nhưng chị em phụ nữ sinh mổ vẫn cần chú ý những điều sau để nhanh chóng phục hồi tốt nhất tránh những biến chứng xảy ra không chỉ khiến chị em đau đớn, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến em bé đang còn nhỏ.
Cách chăm sóc 6 tiếng sau khi mổ
Nằm nghiêng, không dùng gối
Đây là tư thế nằm đúng khoa học
được các bác sĩ khuyên. Tuy nhiên, trong vòng 6 giờ đầu sau mổ, chị em đừng nên
dùng gối đầu. Lúc này tác dụng của thuốc mê bắt đầu tan biến, vết mổ bắt đầu
đau. Nếu nằm ngửa, sẽ cảm thấy đau đớn hơn tử cung co thắt. Vì vậy sau khi về đến
phòng hậu phẫu, chị em nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không
dùng gối để tránh đau đầu.

Tác dụng của nằm nghiêng là giúp
phụ sản đỡ bị nôn, nên dù đau đến mấy, các mẹ chịu khó làm theo điều này.
Chưa nên vội ăn
Không nên ăn trong vòng 6 tiếng
sau khi mổ. Nguyên nhân là do sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng đường
tiêu hóa còn yếu, chưa thể tiêu thụ thức ăn ngay được. Hơn nữa trong khoang ruột
có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt
khí trong ruột, bà mẹ tạm thời chưa vội ăn uống để giảm áp lực cho đường tiêu
hóa.
Cho con bú càng sớm càng tốt
Việc quan trọng sau khi phẫu thuật
là nghĩ ngơi để lấy lại sức khỏe nhưng không nên ngủ nhiều vì nước ối sẽ bị
tích tụ ở tử cung. Mẹ cần khởi động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. Ngồi
dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm,
tránh bị dính ruột. Nên cho con bú càng sớm càng tốt vì hàm lượng dinh dưỡng của
sữa non rất cao. Bú sớm cũng tránh tình trạng tắc sữa, căng sưng vú.

Cách chăm sóc và phục hồi sau sinh mổ
Nằm nghiêng, dùng gối kê sau lưng
Vào thời điểm này, có thể nằm thẳng
và dùng gối, tuy nhiên vẫn khuyến khích nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể có
gối kê sau lưng hoặc dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với
giường một góc 20-30 độ, việc này giúp giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi
dịch chuyển cơ thể giúp bớt đau hơn.
Ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa
Sau khi sinh mổ, sự hoạt động của
ruột giảm, dạ dày bị ức chế, do đó, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu,
tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy
hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Các mẹ có thể chọn thức ăn lõng,
mềm và dễ tiêu hóa như súp, cháo, canh. Không nên dùng nhiều chất đường – bột
hay các sản phẩm từ đậu tương, thức ăn cay, nóng hay tái vì chúng dễ gây đầy
hơi và có nguy cơ nhiễm khuẩn. Cá chưa nên sử dụng vào lúc này vì khiến vết
thương lâu lành hơn.
Vận động cơ thể nhẹ nhàng

Việc nghỉ ngơi là cần thiết nhưng
không vì thế mà các mẹ nằm cả ngày trên giường, như vậy sẽ khiến các dịch không
thể lưu thông và thoát ra ngoài được. Vì vậy sau 1 ngày, các mẹ nên tập cử động
chân tay rồi ngồi dậy, xuống giường tập đi. Sự vận động này còn giúp thúc đẩy
tuần hoàn máu, giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, giúp nhanh
thoát khí, tránh nguy cơ dính ruột và tắc mạch máu.
Chăm sóc vết mổ cẩn thận
Không tự ý bôi thuốc gì lên mà
chưa có sự cho phép của bác sĩ. Không tháo bỏ hết găng gạc nhưng cũng đừng băng
quá chặt vết mổ, vì tất cả những điều này đều có thể gây viêm nhiễm hoặc làm
tăng tổn thương. Chị em cũng phải giữ gìn tối đa để tránh cảm cúm, vì khi đó sức
đề kháng sẽ giảm và nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên. Nên giữ ấm cho cơ thể để
tránh bị cảm lạnh.
Một tuần sau khi mổ
Uống nhiều nước và nước trái cây
Sau 3-5 ngày, cơ thể người mẹ vẫn
còn rất yếu. Vết mổ vẫn còn đau, những người mẹ trẻ sẽ bị táo bón và có cảm
giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế uống thật nhiều nước là
điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng, nước gừng ấm.

Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thêm
nước trái cây để giúp cơ thể mau khỏe hơn.
Ăn uống nhẹ nhàng
Sau khi các mẹ đã đào thải được
khí ra ngoài cơ thể thì mẹ có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến
sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh
trứng gà, cháo nhuyễn… sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần khôi phục lại
chế độ ăn như bình thường.
Kiêng lạnh
Sau khi sinh, hệ miễn dịch của phụ
sản rất yếu, rất dễ nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh,
không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng
cả đến nước nóng, suốt tháng không lau thì lại bị nguy cơ nhiễm trùng, mất vệ
sinh và môi trường tốt để lây bệnh từ mẹ sang con.
Vì vậy nên tắm hay lau bằng nước ấm.
Nếu tắm thì nên tắm nhanh, không ngâm mình trong bồn nước quá lâu tránh bị nhiễm
trùng vết mổ.
Một tháng sau khi mổ
Kiêng sinh hoạt vợ chồng
Phụ sản nên kiêng sinh hoạt tình
dục trong 4-5 tuần cho tử cung phục hồi. Nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến
tinh thần vì các stress có thể gây tổn hại và gây thiếu sữa.
Không ăn quá no, quá tanh
Khi sinh mổ, hệ tiêu hóa có hoạt
động yếu hơn lúc bình thường. Do đó, việc ăn nhiều sẽ khiến tiêu hoá khó khăn,
tích tụ lâu, dẫn tới táo bón và tăng thêm khi trong ruột, khiến bạn bị đầy hơi,
không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe.
Ngoài ra, mẹ nên tránh những món
ăn có tính hàn như cua, rau đay. Không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như
cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu khiến vết thương lâu lành hơn.
Chưa nên làm việc
Sau 1 tháng cơ thể dần trở lại trạng
thái ban đầu như khi chưa sinh nhưng không vì thế mà các mẹ làm việc nặng như
trước. Chỉ nên vận động nhẹ nhàng và hạn chế làm việc, kể cả việc vặt.

Cũng không nên mang vác các vật nặng
vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vết mổ. Đừng lên xuống cầu thang quá nhiều, cũng
không tự lái xe, vì việc xử lý những tình huống bất ngờ gặp phải trên đường có
thể gây những chấn động mạnh lên vết mổ.
Hai tháng sau khi mổ
Không nên vác nặng
Không nên mang vác vật nặng hơn
trọng lượng của em bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ
nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động
ít.
Tránh vận động mạnh
Trong vòng 2 tháng, người sinh mổ nên tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến vết thương, bởi sau sinh, các khớp giãn, cơ còn yếu, nhất là cơ vùng bụng vốn bị giãn rất nhiều. Hãy để người nhà giúp đỡ các việc gia đình.
Xem thêm các bí quyết chăm sóc và phục hồi sau sinh mổ khác dưới đây:
5 nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc mẹ sau sinh mổ
Những sai lầm khi chăm sóc sản phụ sinh mổ
Dinh dưỡng khoa học cho các mẹ sau sinh mổ
Trên đây là những lời khuyên hữu
ích dành cho các mẹ. Ngoài những việc trên ra, các mẹ cần giữ tinh thần lạc
quan, vui vẻ và cần có sự động viên, giúp đỡ từ người thân, gia đình để vượt
qua giai đoạn khó khăn này. Một tinh thần vui vẻ sẽ giảm nguy cơ bị trầm cảm
sau sinh và khiến cơ thể nhanh phục hồi hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe.
Originally posted 2022-07-06 13:18:37.